Nước ta phát triển nông nghiệp lúa nước, nên từ xa xưa ông bà ta đã tận dụng rơm để lợp mái nhà. Do đó rơm rạ được sử dụng rộng rãi và khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Sau khi xã hội phát triển, thì những mái rơm đã được thay bằng mái tôn, mái ngói kiên cố. Nhiều công trình với mái rơm rất được ưu chuộng hiện nay. Cùng tìm hiểu rơm nhân tạo là gì? Có những ưu điểm gì vượt trội? Quy trình thi công mái rơm như thế nào? Để hiểu rõ hơn về chất liệu đang được nhiều người sử dụng.
Rơm nhân tạo là gì? Những ưu điểm vượt trội
Rơm hay còn có tên gọi khác là tranh nhân tạo, đây là vật liệu được làm từ nhựa tổng hợp, PVC (Poli Vinyl Clorua) và PE (Polyethylene). Là sản phẩm nhân tạo nên rơm được sản xuất nhiều đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đặc biệt rơm có nhiều ưu điểm vượt trội hơn với rơm, rạ tự nhiên.
- Không bị mối mọt, hay ẩm mốc sau thời gian dài sử dụng như rơm từ lúa trước đây.
- Không bị gãy dập, mục nát khi thời tiết mưa nắng thất thường.
- Rơm nhân tạo đảm bảo bền đẹp không bị dập, đứt gãy cho mái rơm đạt thẩm mỹ.
- Đặc biệt tuổi thọ của rơm có thể lên đến 30 – 50 năm với nhiều mẫu mã, màu sắc cho mọi người lựa chọn phù hợp với từng công trình.
- Là sản phẩm nhân tạo nhưng thân thiện với môi trường và có thể tái chế được. Chất liệu được kiểm nghiệm, an toàn cho người tiếp xúc, không sợ độc hại.
Ứng dụng tuyệt vời của rơm
Rơm là một trong những vật liệu có nhiều ứng dụng tuyệt trong không thể thiếu khi xây dựng nhiều công trình như: Trang trí các mái lợp của khu resort, khu nghỉ dưỡng, khu công viên giải trí, quán café… Dùng để lợp nhà ở nếu gia chủ thích phong cách mới lạ hoặc có những mái nghỉ nhỏ trong vườn. Đặc biệt rơm nhân tạo thích hợp với các homestay mang phong cách vintage, gần gũi tự nhiên mang sự độc đáo mới lạ.
Quy tình thi công mái rơm
Với những ưu điểm vượt trội của rơm mang lại, nhiều người đã và đang tìm mua để sử dụng cho các công trình xây dựng. Đến với Cảnh Quan Ngũ Sắc bạn sẽ mua được sản phẩm rơm nhân tạo chất lượng. Đặc biệt chúng tôi còn có đội ngũ thi công mái rơm theo quy trình chuyên nghiệp.
Bước 1: Phủ màng chống thấm
Để mái rơm có thể che mưa thì cần phải có lớp chống thấm trước. Đây là bước không thể thiếu được khi làm mái rơm.
Bước 2: Chuẩn bị khung mái
Để giữ rơm cố định, chúng ta cần chuẩn bị khung mái theo đúng chuẩn. Khoảng cách kèo gỗ dọc tầm 400mm. Khoảng cách giữa cách hàng ngang cầm đảm bảo 250 – 300mm. Với bộ khung theo khoảng cách đó, mọi người có thể thiết kế nhiều kiểu dáng khác nhau. Tạo nên khung cảnh đẹp tuyệt vời
Bước 3: Lắp đặt rơm vào khung đã chuẩn bị
Khi lắp rơm vào khung cần chú ý khoảng cách để cho mái có độ dày đều nhau, tránh nơi dày nơi mỏng vừa mất thẩm mỹ vừa không che mưa, che nắng được. Hàng đầu tiên của mái cần đảm bảo cách nhau 150mm. Các hàng phía sau thì khoảng cách là 50mm. Đến giữa hàng thứ năm và hàng thứ tư là 150mm. Còn khoảng cách giữa hàng thứ sáu và hàng thứ năm là 250mm. Khoảng cách hàng thứ 6 trở lên là 250mm
Cuối cùng là cố định từng tấm rơm vào mái bằng dây thép hoặc đinh vít để rơm dính chắt vào khung. Tạo được mái bền đẹp theo đúng ý.
Cảnh Quan Ngũ Sắc địa chỉ chuyên cung cấp rơm nhân tạo
Muốn sở hữu mái rơm nhân tạo đẹp thì liên hệ ngay với Cảnh Quan Ngũ Sắc để được tư vấn chọn mua sản phẩm rơm chất lượng, bền đẹp lại có giá cạnh tranh trên thị trường. Chúng tôi có đa dạng mẫu mã cũng như màu sắc rơm đậm nhạt khác nhau. Tùy từng công trình mà khách hàng chọn mẫu rơm phù hợp. Ngoài rơm ra, chúng tôi còn cung cấp vỏ cây nhân tạo, đá sỏi, gạch lát sân vườn... Và nhiều sản phẩm khác để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.