Cá Koi, hay còn được gọi là cá chép Koi, chép Nhật,… là giống cá có xuất xứ từ Nhật Bản với tên gọi là Nishikigoi. Nishikigoi trong tiếng Nhật có nghĩa là “cá chép gấm”, dùng để chỉ giống cá chép có hình dạng, màu sắc đặc biệt được thuần hóa để nuôi. Cùng Cảnh Quan Ngũ Sắc tìm hiểu những bí mật về loài cá này nhé!
Cá Koi - Các giống cá chép Koi Nhật Bản phổ biến
Gosanke là từ dùng để chỉ 3 giống cá Koi nổi tiếng nhất ở Nhật Bản là Koi Kohaku, Koi Showa Sanshoku và Koi Taisho Sanshoku:
Giống Kohaku: Kohaku trong tiếng Nhật có nghĩa là “đỏ trắng”, đây là loại có hoa văn đỏ (Hi) trên nền tảng trắng (Shiro). Phần đầu và phần thân phải có Hi dù ít hay nhiều và phạm vi Hi phải rõ ràng.
Giống Showa Sanshoku: Showa Sanshoku hay còn được gọi là Koi Showa, là loại cả 3 màu trắng, đỏ và đen. Trong đó, hoa văn chủ đạo là màu đen (Sumi) có nhiều mảng và mảng lớn chạy dài khắp thân chiếm ưu thế hơn so với các màu sắc khác.
Giống Taisho Sanshoku: Taisho Sanshoku hay còn được gọi là Sanke. Vì được tạo ra từ Kohaku nên có mảng đỏ nền trắng chủ đạo. Bên cạnh đó là những vết hoa văn đen (Sumi) không quá nhiều và lớn xuất hiện trên thân.
Sơ đồ phả hệ cá Koi Koi Kohaku
Theo ghi chép thì Kohaku được sinh ra vào cuối thời Edo, khoảng từ năm 1804 đến 1824. Trong đàn Magoi đột nhiên xuất hiện Koi có phần đầu màu đỏ, rồi chúng giao phối với nhau, tạo ra giống Koi Kohaku ngày nay.
Có một giả thuyết khác là Koi Kohaku sinh ra từ Mizu Asagi (Asagi màu xanh nhạt do Narumi Asagi tạo ra) và Aka Hajiro (Koi màu đỏ nhưng phần vây màu trắng do Higoi tạo ra). Nhưng người phối giống Asagi nói rằng “Hoa văn của Kohaku không tạo ra từ Asagi được nên tôi thấy giả thuyết này không đáng tin cậy.”
Koi Kohaku
Cũng có người nói rằng Kohaku đẹp mắt bây giờ là vào khoảng năm Meiji 21, do một người tên Gosuke ở Otogi, Ojiya cho giao phối Koi có hoa văn màu đỏ trắng mua ở chợ, rồi nó thành tổ tiên Kohaku ngày nay.
Sau đó, Tomoin, Sensuke, Manzo, Sankuro là những dòng Koi Kohaku huyết thống chính được tạo ra, và tiếp tục cho chúng lai khác dòng để tạo thành Kohaku hoàn thiện bậc cao như bây giờ.
Koi Showa Sanshoku
Showa Sanshoku cũng có màu đen, đỏ và trắng nhưng có Sumi khác với Taisho Sanshoku. Tên gọi Showa Sanshoku do đặc điểm 3 màu (sanshoku) và chúng được tạo ra từ thời Showa. Gọi tắt là Showa, đây là giống cá có Sumi tráng lệ.
Sumi của Showa có đặc trưng giống như chạy dài liên tục trên cơ thể và cuộn dần từ bụng lên lưng. Kindai Showa (Showa cận đại) có nhiều nền trắng và số lượng Sumi ít.
Koi Showa Sanshoku Koi Taisho Sanshoku
Trong “Taisho Sanshoku” có từ “Taisho” chỉ dòng Koi sinh ra từ thời “Taisho” (1912-1926). Từng có ghi chép, ban đầu chúng được gọi tên là “Mike”, chúng giống với Asaki nhưng có những hạt vừng đen trên thân, ngày ấy chúng không được gọi là Sanshoku như bây giờ. Sau đó chúng được phối giống dần và trở nên thanh tao, trên nền trắng xuất hiện màu đen và đỏ nên được gọi là Sanshoku (3 màu). Taisho Sanshoku so với Showa thì màu đen ít hơn, hoa văn đỏ nổi bật trên nền trắng, hình dáng lý tưởng của chúng là không xuất hiện màu đen trên Tsubo (phần đầu). Trong Gosanke thì đây là loại khó phối nhất đến nỗi được gọi là “Sự nghèo nàn của Sanshoku”. Chúng phải được trải qua quá trình chọn lọc khốc liệt mới có thể nhận được sự đánh giá cao.
Koi Sanshoku có những loại cùng dòng như “Matsumosuke Sanshoku, Jinbei Sanshoku có màu đen đậm, Yoshiuchi Sanshoku, Torazo Sanshoku, Sadozo Sanshoku,…
Tổng hợp các giống cá chép Koi hiện nay: Kohaku, Taisho Sanshoku, Showa Sanshoku, Utsuri-Mono, Koi Bekko, Koromo, Goshiki, Hikari-Muji, Hikari-Utsuri, Hikari-Moyo, Koi Tancho, Kinginrin, Doitsu, Asagi, Shusui, Kujaku, Kumonryu, Muji, một vài loài khác được xếp vào loại Kawarigoi.
Koi Taisho Sanshoku Giá cá Koi
Mức giá cá Koi trên thị trường Việt Nam có nhiều phân khúc khác nhau, chúng được định giá dựa vào loại Koi giống, độ thuần chủng, màu sắc, kích thước,… Sau khi tham khảo qua một số cửa hàng bán cá Koi, các trang trại cá Koi giống, hay các trang trực tuyến,… thì giá cá chép Koi tại Việt Nam có mức trung bình như sau:
Giá cá Koi thuần chuẩn thường thay đổi theo giống cá: cá chép Nhật giá rẻ nhất là giống cá Koi Showa, Shiro, Koi Utsuri có giá tầm 700.000 đến 900.000 VNĐ/con; giống Koi Doitsu Sanke, Doitsu Kohaku và Koi Gosanke có giá trung bình 1.500.000 VNĐ/con; giống Koi Tosai thường có giá đắt nhất, khoảng 4.000.000 VNĐ/con (giá so sánh ở Koi có kích thước từ 28-35cm).
Giá cá chép Nhật lai: Koi nhật lai giúp chúng thích nghi tốt hơn với môi trường ở Việt Nam. Giống cá lai vẫn có màu sắc và đặc điểm tương đồng 95% so với giống cá thuần chủng. Tùy vào kích thước cá Koi từ 18-40cm mà giá cũng dao động từ 150.000 - 1.500.000 VNĐ/con. Ngoài ra, giá cá chép Nhật lai cũng được phân theo cá loại 1, loại 2, loại 3.
Trên thị trường cá Koi Việt Nam, giống cá Koi bướm rất được ưa chuộng. Giá cá Koi bướm (kích thước 28-32cm) được thu thập nằm trong khoảng:
Giá Koi đuôi phụng: 200.000 VNĐ/con
Giá chép Koi Betta: 300.000 VNĐ/con
Giá Koi bướm Yamabuki: 600.000 VNĐ/con
Giá Koi nhập Tancho: 1.500.000 VNNĐ/con
Các trại bán cá Koi mini làm giống thường rẻ hơn so với những chú cá chép Nhật trưởng thành. Giá cá Koi mini thường phụ thuộc vào kích thước cá. Và giống cá mini thường được bán theo kg, mức giá dao động từ 600.000-1.000.000 VNĐ/kg.
Giá cá koi mini Các địa chỉ cửa hàng, trang trại cá Koi uy tín giá rẻ tại tphcm
Tại TPHCM, có khá nhiều cửa hàng bán cá Koi giống, cá chép Koi Nhật nhưng khó biết chắc được chất lượng Koi có đảm bảo hay không? Chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số trại cá Koi uy tín tại Tphcm, nhận được sự yêu mến và đánh giá cao từ giới chơi Koi như:
Trang trại cá Koi KoiLover Fish Farm HCMC: 212/3 Nguyễn Văn Linh, phường Tân Thuận Tây, Quận 7, TPHCM.
Trang trại Koi Kingdom: 9/4 Đào Trí, phường Phú Thuận, quận 7, TPHCM.
Cửa hàng cá Koi Ruby Koi Farm: 199 Bắc Hải, phường 14, quận 10, TPHCM.
Tại đây chuyên cung cấp các giống cá chép Koi giá rẻ, Koi nhật thuần chuẩn chất lượng, cá Koi giá rẻ tại tphcm với chất lượng uy tín, đảm bảo nhất. Cảnh quan Ngũ Sắc là đơn vị chuyên thiết kế thi công hồ cá Koi, với nguồn cá giống đảm bảo chất lượng tốt nhất tại các trang trại, cửa hàng mang lại vẻ đẹp, sức sống tràn trề cho hồ cá của bạn.
Bệnh cá Koi
Cá Koi Nhật – Nishikigoi dù khỏe mạnh nhưng đôi lúc cũng mắc bệnh. Vì vậy, việc có kiến thức chuyên môn trong chuẩn đoán và chữa trị cho cá là rất cần thiết. Khi cá bệnh, điều quan trọng là cần liên hệ cửa hàng bán cá để xử lý đúng cách.
Bệnh đốm trắng ở cá Koi
Bệnh đốm trắng không chỉ xuất hiện ở cá chép Koi mà ở hầu hết các loại thủy hải sản nuôi trồng, thực tế đây là căn bệnh phổ biến nhất ở cá. Khi mắc bệnh, tình trạng bệnh sẽ lây lan rất nhanh và khả năng truyền nhiễm cao nên đây là một trong những căn bệnh cần đề phòng nhất.
Bệnh đốm trắng phát sinh quanh năm ở nhiệt độ nước dưới 25độC, đặc biệt là đầu mùa xuân, mùa mưa hay đầu mùa thu do nhiệt độ nước dễ thay đổi. Ngoài ra, nhiều trường hợp bệnh xảy ra khi chất lượng nước hoặc nhiệt độ nước đột ngột thay đổi bởi môi trường. Bệnh đốm trắng ở Koi nếu phát hiện ngay ở giai đoạn đầu và điều trị kịp thời sẽ loại bỏ được các đốm trắng và sức khỏe cá sẽ được hồi phục lại như ban đầu.
Vòng đời ký sinh trùng Ich Vòng đời của ký sinh trùng gây bệnh đốm trắng cho cá chép Koi
Tách khỏi cơ thể cá sau giai đoạn ký sinh dinh dưỡng->Phân bào trong bào nang->Hình thành ấu trùng->Ấu trùng phá vỡ bào nang và bơi vào nước->Ký sinh trên cá
Bệnh đốm trắng do ký sinh trùng hình quả dưa có tên là Ichthyophthirius multifiliis (tạm gọi là Ich) gây ra, vì thế, bệnh đốm trắng còn có tên là bệnh Ich.
Vi khuẩn đốm trắng ký sinh ngay dưới lớp biểu bì nên rất khó để tiêu diệt trực tiếp, tốt nhất là tiêu diệt chúng khi chúng không ở trên mình cá. Vậy nên phải hiểu rõ vòng đời của chúng thì mới có thể xử lý một cách hiệu quả.
Điều trị: Nếu phát hiện bệnh sớm nên loại trừ bằng thuốc sát trùng và môi trường nước ở nhiệt độ cao. Những thuốc có thành phần chính là Xanh Methylen như thuốc Green F, dung dịch Xanh Methylen, Fish Mate là những sản phẩm thuốc đã được cấp phép và bán trên thị trường dưới danh mục thuốc thú y nên cần sử dụng theo đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng.
Phòng ngừa: Vi khuẩn đốm trắng thường xâm nhập vào hồ cá từ nước mới hoặc cá mới. Do đó, khi thả cá mới vào hồ cần xử lý vi khuẩn triệt để. Ngoài ra, nếu ao nhiễm bẩn hoặc sức đề kháng cá yếu thì các đốm trắng ẩn sẽ phát triển mạnh. Do đó cần làm sạch ao thường xuyên để phòng ngừa loại vi khuẩn này.
Bệnh do trùng loa kèn Epistylis – Bệnh Tsuriganemushi ở Koi
Bệnh do Epistylis có triệu chứng ban đầu là những đốm trắng như hạt gạo xuất hiện trên mình và vây cá, rồi dần giống bệnh lở loét, đáng chú ý là nó gây tổn hại đến giá trị thẩm mỹ của cá. Bệnh xuất hiện ở nhiệt độ nước trên 12 độ C và gặp nhiều khi nhiệt độ nước trên 20 độ C. Thời kỳ phát sinh vào khoảng mùa xuân và mùa thu ở cá mọi lứa tuổi.
Epistylis là một loại động vật nguyên sinh có hình hoa loa kèn hay hình chuông úp ngược, di chuyển bằng tiêm mao. Chúng ký sinh trên cá nhưng không hấp thu chất dinh dưỡng từ cá mà chỉ đơn giản là sống trên cơ thể và ăn vi khẩn trong hồ. Do đó, nói một cách chính xác thì Epistylis không phải là ký sinh trùng. Tuy nhiên, việc sống ký sinh của chúng làm cá dễ bị nhiễm trùng thứ cấp, lở loét và bong vảy, gây hậu quả nghiêm trọng. Do đó bệnh cần được phát hiện và điều trị kịp thời.
Trùng loa kèn Epistylis
Điều trị: Nếu là giai đoạn đầu hãy dùng thuốc sát trùng. Nếu đã bị loét hãy dùng thuốc kháng sinh.
Phòng ngừa: Khi thả cá mới vào, Epistylis sẽ xâm nhập vào hồ cùng cá chép Koi mới, vì vậy việc khử trùng trước khi thả cá và tắm dược liệu sẽ giúp ngăn ngừa được bệnh do Epistylis ở cá chép Koi. Hòa tan 0.2g Malachite Green trong 1 tấn nước và tắm dược liệu mỗi tháng 1 lần cũng là phương pháp phòng ngừa bệnh ở cá Koi định kỳ.
Bệnh do trùng loa kèn Apiosoma – Bệnh Apiosoma ở cá Koi
Apiosoma là loại ký sinh trùng bên ngoài Koi được xếp cùng loại với những động vật nguyên sinh di chuyển bằng tiêm mao như vi khuẩn đốm trắng Ich, Trichodina, Chilodonella,…
Bệnh không gây ra nhiều thiệt hại. Từ mùa thu đến mùa xuân, đặc biệt là giữa mùa đông rét khi nhiệt độ nước xuống thấp, thể lực cá giảm sút do môi trường thức ăn không thuận lợi, hồ không được kiểm soát đầy đủ khi vào mùa xuân như nuôi đông đúc, chất lượng nước xấu… là nguyên nhân gây bệnh.
Trùng loa kèn Apiosoma
Triệu chứng của bệnh Apiosoma là chất nhầy bất thường của niêm dịch. Cá mới mắc bệnh thưởng nổi gần mặt nước, tập trung đầu nguồn nước và hoạt động trở nên chậm chạp. Nếu bị ký sinh ở mang thì chỉ phần đầu bị phình to bất thường còn cơ thể gầy ốm đi. Khi bệnh trở nặng, niêm mạc ở mang và bề mặt cơ thể cá Koi tiết chất nhờn trắng và xảy ra những tình trạng như phình to mang chính.
Điều trị: có thể dùng thuốc tím và muối ăn để điều trị theo hướng dẫn của chuyên gia.
Thức ăn cho cá Koi
Để sở hữu những chú Koi đẹp, không chỉ dựa vào sự lựa chọn giống cá Koi, mà cách chăm sóc cá cũng là điều quan trọng cần lưu ý. Trong đó, nguồn thức ăn mà yếu tố quyết định đến sự phát triển của Koi.
Tùy theo nhu cầu và giai đoạn phát triển của cá mà lựa chọn loại thức ăn cho phù hợp. Có các loại thức ăn cho cá Koi như:
Thức ăn tăng màu.
Thức ăn cho cá mau lớn, tăng trọng cho cá
Thức ăn cá chép Koi dành cho mùa đông
Các thương hiệu thức ăn cho cá chép Koi được nhiều người tin dùng nhất:
Thức ăn cá Koi Sakura
Thức ăn cho cá chép Nhật Minjiang
Thức ăn Aquamaster với các phân loại Growth, Hi-Growth, Staple, Color, Wheat Germ,…
Thức ăn cá Koi Porpoise
Thức ăn hiệu Rio
Thức ăn cho cá Koi cần đảm bảo cân bằng các chất dinh cho cá, không được quá liều lượng, cũng không thiếu các dưỡng chất cần thiết: protein, chất béo, chất tăng màu, chất xơ, vitamin,…
Cách cho cá chép Koi ăn: Lượng thức ăn cho cá ăn là 3 - 5% trọng lượng cơ thể. Lượng thức ăn cho cá ăn phụ thuộc vào kích thước, màu sắc, nhiệt độ nước và khí hậu … thời gian cho cá chép Koi ăn là 10 – 15 phút/lần ăn.
Cách cho cá koi ăn Thức ăn Saki-Hikari - Thức ăn nhập khẩu cho cá koi
Sự kết hợp của nhiều loại khuẩn có lợi (khuẩn Hikari): Khuẩn có lợi thuộc nhóm các vi khuẩn sống, tên gọi khác là Probiotic, ví dụ như Bifidobacteria có trong sữa chua hoạt động bên trong dạ dày con người. Các loại vi khuẩn này không chỉ có trong thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày mà còn phát huy tác dụng ngay cả trong lĩnh vực chăn nuôi hay thủy sản. Thức ăn cá Koi Saki-Hikari có chứa loại khuẩn có lợi Hikari (một loại thuộc nhóm Bacillus) hỗ trợ cho sự phát triển khỏe mạnh của cá.
Sơ đồ hoạt động của khuẩn Hikari:
Thức ăn Saki-Hikari chức khuẩn Hikari (đang ở trạng thái ngủ)->Cá Koi ăn thức ăn->chuyển hóa enzim tiêu hóa->làm sạch dạ dày cá->Bài tiết->Phân hủy các chất bài tiết giúp giảm thiểu lượng chất bẩn trong nước Sơ đồ hoạt động khuẩn Hikari
Hỗ trợ quá trình tiêu hóa cũng như hấp thụ các chất dinh dưỡng, hiệu quả thức ăn cao: Vi khuẩn sống Hikari phát huy tác dụng bên trong ruột cá chép Koi. Nhờ vào việc men vi sinh được cấy vào từng hạt thức ăn sao cho dễ tiêu hóa mà cá có thể hấp thu đủ các chất dinh dưỡng cần thiết giúp chúng phát triển khỏe mạnh.
Góp phần làm sạch nước, giảm thiểu nguy cơ tắc bộ phận lọc nước trong ao: Khuẩn Hikari đẩy nhanh quá trình phân giải các chất bài tiết của cá chép Koi, giúp làm giảm thiểu nguy cơ tắc bộ lọc nước trong hồ, góp phần làm sạch nguồn nước.
Trên đây là các thông tin liên quan đến cá Koi, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề chăm sóc cá koi, cách cho ăn, bệnh của cá koi,... hoặc cần mua cá koi, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn một cách tốt nhất.